ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)

  • Vị trí địa lý chiến lược: tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có đường biên giới (cửa khẩu) với Vương quốc Campuchia.
  • Khả năng kết nối giao thông đa dạng: đường bộ, đường thủy, đường sắt (quy hoạch)…
  • Hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Tỉnh Long An quan tâm, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; chỉ số PCI nằm trong top thứ hạng cao cả nước, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đứng đầu ĐBSCL.
  • Ưu tiên quỹ đất cho mục tiêu phát triển công nghiệp, đặc biệt là chú trọng công nghiệp công nghệ cao với quy hoạch bài bản và khoa học.
  • Tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất khu vực phía Nam và ổn định trong suốt giai đoạn 2011 – 2020. Dự báo tốc độ tăng trưởng cao hơn trong thời kỳ 2021 – 2030 với những mục tiêu đầy tham vọng.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)

  • Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là hạ tầng xã hội chưa tương xứng với nhu cầu của người dân (y tế, giáo dục, dịch vụ ngân hàng…). Cơ sở hạ tầng giao thông mặc dù có sự tiến bộ nhanh chóng trong thời kỳ 2011 – 2020 song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương và khu vực.
  • Thiếu lao động có tay nghề, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cộng đồng và nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương.
  • Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình, chủ yếu là các ngành sản xuất thâm dụng lao động, giá trị gia tăng chưa cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa tốt.
  • Hạn chế về nguồn vốn đầu tư công, đặc biệt là nhu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn tới là rất lớn.
  • Một số khu vực trên địa bàn tỉnh còn bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
  • Năng lực xúc tiến đầu tư hạn chế, chưa thu hút được những tập đoàn lớn đầu tư sản xuất trên địa bàn tỉnh.

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

  • Khu vực với quy hoạch hình thành nên các Vành đai công nghiệp, không chỉ giữ vai trò quan trọng trong Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mà còn đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
  • Sự lan tỏa về phát triển công nghiệp và đô thị từ vùng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, lợi thế về quỹ đất lớn và được quy hoạch sử dụng cho mục đích chính là phát triển công nghiệp và đô thị gấn liền với các KCN.
  • Xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp quốc tế khỏi Trung Quốc do thu nhập người dân tại đây tăng (kéo theo chi phí nhân công tăng cao), chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
  • Lợi thế của các hiệp định thương mại và các sáng kiến thúc đẩy thương mại quốc tế của chính phủ.
  • Kinh tế trong nước phát triển ổn định, tình hình chính trị ổn định giúp doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp FDI) yên tâm đầu tư sản xuất.
  • Sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế. Minh họa bằng nỗ lực thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, các chương trình hợp tác sản xuất nông nghiệp và bảo vệ an ninh biên giới …

THÁCH THỨC (THREATS)

  • Cạnh tranh từ các địa phương có cùng vai trò trong Vùng KTTĐPN như Đồng Nai, Bình Dương hay các địa phương ở phía Bắc như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên.
  • Sự phát triển chưa đồng bộ của hạ tầng xã hội khi xu hướng di cư trong giai đoạn 2021 – 2030 là rất lớn do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và làn sóng giãn dân từ trung tâm TP.HCM.
  • Ảnh hưởng tiêu cực từ biến đối khí hậu và xâm nhập mặn.

Mùa xuân năm 2023

Tác giả: P-JC

Bài viết bạn đang xem thuộc 01 trong 07 bài viết phân tích về thị trường bất động sản Long An, bao gồm:

4 trụ cột của bất động sản Long An:

Dự báo thị trường: